Những thành tích đấu tranh của IOC-Champa
Musa Porome
Theo đúng qui chế và mục tiêu của IOC là chuyên chuyển tải văn hoá và lịch sử champa đến cho mọi người mọi giới trên thế giới biết về Champa. Ngoài mục tiêu chuyển tải đó tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh này còn quá hạn hẹp mà IOC cần bước thêm nhiều bước nữa, nên khi đảm nhận Chủ Tịch năm 2006, tôi đã cố gắng mở rộng thêm buớc đường đấu tranh mới mang tính chính trị rộng lớn hơn trên bình diện quốc tế mà việc đầu tiên là làm thế nào gửi phái đoàn IOC-Campa đến tham dự diễn đàn của đại hội đồng LHQ tại Geneva cho bằng được. Thật vậy, được sự hổ trợ của Ts. Po Dharma, người có nhiều kinh nghiệm về mặt giao lưu quốc tế hợp cùng sự hổ trợ tinh thần lẫn tài chánh của các thành viên nồng cốt, IOC-Campa đã thực hiệc được rất nhiều việc trong suốt lộ trình đấu tranh đó. IOC đã đạt được một số thành công đáng tuyên dương như sau:
Từ con tàu nhỏ bé của Hội Ái Hữu Champa
Năm 1980-1982
Con tàu bé nhỏ mang tên Hội Ái Hữu Champa là một tổ chức tương thân tương trợ tập trung 7 người Chăm có mặt tại Hoa Kỳ đầu tiên vào năm 1980-1982, trong đó có Ts. Po Dharma (đang du học tại Mỹ), Phú Thị Mận Jones, Musa Porome, Rohim Thành, Thành ngọc Vàng, Hajj Abd Halim và Thành Ngoc Sỉ, cùng chung đóng lệ phí hàng tháng mỗi người 20 Dollards. Tiền quỷ được dùng cho mục đích gởi giúp các anh chị em Chăm trong trại tỵ nạn Thailan và Philippine và chương trình lễ hội Kate Champa đầu tiên 1982 đặt dưới sự khai mạc của X. Deniau, Bộ Trưởng Pháp, cùng nhiều phái bộ thuộc cấp lảnh đạo khác tại Paris lúc bấy giờ.
Năm 1982-1984
Hội Ái Hữu đã cộng tác với ông Haji Abd Halim (Nguyễn Văn Xưng) làm việc trong cơ quan từ thiện MSA có trụ sở tại Trường Trung Học Sunnyvale, CA. và anh Rohim Thành. Kết quả là cơ quan của ông Haji Abd Halim đã bảo lãnh nhiều gia đình Chăm Châu Đốc và Campuchia qua định cư tại Mỹ và khi đến Hoa Kỳ thì mỗi gia đình còn được lãnh thên phần trợ cấp do MSA- Indo-Chinese Program đài thọ. Tổ chức Indo-Chinese refugee program do Haji Abd Halim (Nguyễn Văn Xưng) làm Giám Đốc.
Thành lập phong trào sinh viên học sinh Champa tại Mỹ
Phong trào đã được sự giúp đở của ông Haji Abd Halim (Nguyễn Văn Xưng) và các mạnh thường quân Champa gửi thư ngõ đến tất cả cộng đồng Champa tại Mỹ kêu gọi đóng góp tài chánh tổ chức trại hè thanh niên học sinh Champa năm 1983 tai Masjid Islamic Center, Sacramento. Trại hè này được ông Y klong Adrong, Giám Đốc cơ quan IRCC có văn phòng tại thành phố San Jose cùng ông Toneh Hàn Thọ bảo trợ về mặt tinh thần. Có tất cả 150 thanh niên và bà con đến từ San Jose, San Francisco, Los Angeles, và từ các tiểu bang khác với thời gian trại là 2 ngày. Chương trình sinh hoạt bao gồm phần thuyết trình về lịch sử Champa, khái niệm sơ quát về ngôn ngữ chử viết Chăm do Ts. Po Dharma đảm trách. Cũng trong năm này, phong trào đã có bước hoạt động xa hơn là cộng tác với anh em Tây Nguyên Dega yểm trợ cho anh em Dega đang kẹt ở trại Tỵ nạn Thailand và yêu cầu Cao ủy Tỵ-Nạn Liên Hiệp Quốc giúp đở đưa anh em qua định cư tại Hoa Kỳ.
Thành lập Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Champa năm 1984-1987
Trụ sở đặt tại nhà Musa Porome 2343 Orlando Dr, San Jose, CA 95122 và 2155 Lanai Ave # 57 San Jose, CA 95122. Dù chưa có giấy phép hoạt động, nhưng Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Champa đã tổ chức kỷ niệm ngày vùng dậy của Fulro 1964 tại Cunningham Park San Jose. Có khoảng 200 đồng bào Champa từ San Francisco, San Jose, Sacramento đến tham dự tiệc barbecue một con bò đãi bà con ăn trưa tai Park. Buổi lễ kỉ niệm đặc biệt có sự hiện diện và ủng hộ của ông Toneh Hàn Thọ (Cựu Tổng Thư Ký Bộ Phát Triển Sắc Tộc). Ngoài ra, Đoàn Thanh Niên Thiện Chí Champa còn đề cử 3 đại biểu Chăm đi tham dự Đại Hội Dega tại tiểu bang North Carolina, trong đó có ông Yassin Bá, Hakem Soleh và Rohim Thành. Đoàn còn vận động sự hậu thuẩn quần chúng Champa tại Mỹ sắp xếp cho Ts. Po Dharma đến thuyết trình về lịch sử và nền văn minh Champa tại các địa Phương như Santa Ana, Olympia, Seattle, San Francisco, Đại Học Seattle, Washington, Sacramento và …vv…
Năm 1987
Tham gia tổ chức Đại Hội Champa tại Hội Trường Hungary Center, San Francisco, có rất đông đảo đại biểu từ nhiều tiểu bang và cộng đồng địa phương đến tham dự và đây là lần đầu tiên lá cờ Fulro được bay phất phới trong Hội Trường.
Hội nghị Champa-Malayu 1988 tại Kuala Lumpur, Malaysia
Phái đoàn Thanh Niên thiện chí Champa cùng đoàn văn nghệ tự mua vé máy bay, trong đó có một số người được chính quyền Malaysia đài thọ vé máy bay đến trình diễn văn nghệ tại Malaysia, nhân dịp khai mạc Trung Tâm Champa của Viện Viễn Đông Pháp do Ts. Po Dharma điều hành. Sau chương trình văn nghệ, các thành viện tụ tập tại khách san để quyết định hình thành tổ chức IOC- Champa. Đây là năm khởi hành của ngày ra đời IOC-Champa (Văn Phòng Quốc Tế Champa)
Thành lập Văn Phòng Quốc Tế Champa (IOC-Campa)
Năm 1989
Với sự vận động của các cộng đồng địa phuong từ San Francisco, Seattle, Santa Ana, Fullerton, Olympia, San Jose, Sacramento…v.v… thương thảo và thuyết phục, bà con đồng ý lấy danh nghĩa Văn Phòng Quốc Tế Champa (IOC-CAMPA) được phép hoạt động từ ngày 2/9/1989.
By-laws do Ts. Po Dhama, cùng ông Hassan Poklawn soạn thảo và nhờ ông Jay Scarborough giúp phần tiếng Anh. Tất cả điều lệ bằng tiếng Pháp, tiếng Việt, và tiếng Anh được lưu trử tại văn phòng IOC. Ba người ký giấy By-Laws để xin phép chính phủ tiểu bang và liên bang là ông Hassan Poklawn, Yassin Bá và Rohim Abram.
Địa chì xin giấy phép hoạt động tạm thời lấy nhà ông Musa Porome tại 2343 Orlando Dr, San Jose, CA 95122 và đia chỉ hộp thư IOC-CAMPA là: Po Box 1952, San Jose, CA 95109. Tiền lệ phí thuê hộp thư hàng năm là $50 dollars. Sau vài tháng tạm hoạt động, IOC được liên bang cấp giấy phép cho tổ chức dưới dạng tổ chức phi chánh phủ- Non-Profit Corporation, 501(c)(3). Corporation # 1621909 và Tax ID # 77-020-8367.
Hoạt Động IOC CAMPA 1990-2007
IOC CAMPA 1990-2007 do Ông Hassan Po Klaun (Từ Công Thu) làm Chủ Tịch với mục tiêu đầu tiên là:
Năm 1990
Tổ chức Hội Nghị Champa tại Trường Đại Học UC Berkeley. Đại hội lần này gồm có 3 phần:
Phần I: Hội thảo khoa học gồm các chuyên gia và các vị giáo sư nghiên cứu.chủ tọa đó là ông Giáo sư tiến sĩ Dr. Eric Crystal- khoa trưởng. Phân khoa Á Châu và Thái Bình Dương, với sự hợp tác của Dr. Po Dharma từ Viện Viễn Đông Bắc Cổ Pháp.
Phần II: Triển lảm do 50 thanh niên sinh viên người Chăm Châu Đốc từ tiểu Bang Seattle đến đảm trách dưới sự hướng dẫn của Sahrudine và Bassari.
Phần II: Đêm văn nghệ do đoàn văn nghệ Chăm Panduranga phụ trách dưới sự hướng dẫn của bà Mận Jones (Phú Thị Mận). Đại Hội rất vinh dự vì có được sự tham dự của giáo sư P-B. Lafont và Linh Mục Mousay từ Pháp qua. Tất cả chi phí trong tổ chức này là do thành viên IOC và bà con Champa đóng góp với ngân sách là $19,000 Dollards.
Năm 1991
Góp phần tổ chức cho ra mắt sách Đại Hội Berkeley do Ts. Po Dharma đảm trách được xuất bản và phân phát khắp mọi nơi trên thế giới.
Năm 1992
Góp phần tổ chức trình diễn văn nghệ Lể Hội Champa tại Trường Đại Học Sacramento State.
Năm 1993
Góp phần tổ chức Trình diễn văn nghệ Lể Hội Champa tai Asian Community, Sacramento.
Năm 1994
Góp phần tổ chức trình diễn văn nghệ Lễ Hội Champa tai Trường Đại Học San Jose State dưới sự chủ tọa của ông giáo sư khoa trưởng thuộc phân khoa văn hóa và nghệ thuật. Tài khoản do cơ quan chính phủ Mỹ yểm trợ.
Năm 1995
Góp phần giúp đở hợp tác với bà Mận Jone thành lập và luyện tập ban văn nghệ IOC-Campa tại San Jose đi trình diễn văn nghệ tại Trung tâm Quốc Tế nghệ thuật tại San Francisco và đoàn múa đoạt giải thưởng hạng nhất trong tất cả 30 quốc gia khác tham dự thi tuyển về văn hoá và nghệ thuật dân tộc.
Năm 1999
Hợp tác với anh em thành viên IOC-Campa tổ chức ngày ra mắt tập san Champaka số 1 tại Westminster, California.
Năm 2005
Ông Musa Porome đã đứng ra kêu gọi IOC thành lập và tổ chức trại hè thanh niên Champa tại Hoa Kỳ. Tưởng cũng nên biết Trai Hè Thanh Niên Champa ngày nay đã trở thành một truyền thống của thanh niên nam nữ Champa ở hải ngoại và tiếp tục cho đến nay.
Năm 2006
Tổ chức Phiên họp thường niên của IOC-Campa tại trung tâm VIVO, San Jose để bầu Ban Chấp Hành mới. Musa Porome được bầu làm Chủ Tịch IOC-Campa, và Ban Chấp Hành mới bao gồm:
1- Musa Porome: Chủ Tịch.
2- Thanh Rohim: Phó Chủ Tịch.
3- Từ công Nhượng: Tổng Thư ký.
4- Vinh Thành: Phó Thư ký.
5- Báo văn Hướng: Thủ qủy.
6- Sara Kiều: Phó thủ qủy
7- Từ Công Thu, được bầu làm Chủ Tich danh dự của IOC.
Musa Porome và chương trình kể từ 2007
IOC quyết định tổ chức và bảo trợ mở trương mục cho ngày đại hội Champa Conference 2007 tại San Jose, tiểu bang California.
Ngày 7-8 tháng 07 năm 2007
Ngày Đại Hội Champa 2007 diễn ra với chủ đề: “Vấn đề văn hóa-xã hội Champa 175 năm sau khi vương quốc này bị xóa bỏ trên bản đồ 1832-2007”, tại hội trường Trianon số 72 North 5th Street, San Jose, Ca 95112, USA do ông Musa Porome đãm trách làm Trưởng Ban Tổ chức.
Đại hội có sự tham gia thuyết trình của 9 nhà nghiên cứu khoa học thế giới đến từ nhiều quốc gia như: Mỹ, Pháp, Canada, Nhật, Trung Quốc và Malaysia. Có khoảng trên 500 người đến tham dự và được nhiều đại biểu và báo chí đánh giá là khá thành công. Tổng chi phí cho đại hội này là trên $30,000 dollars. Nhân ngày Đại Hội này, IOC-Campa đã cho ra mắt sách Champaka số 5 và số 6.
Sau Đại Hội, và IOC-Campa cho ra đời một tổ chức mới mang tính rộng lớn hơn đó là tổ chức “Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá Và Xã Hội Champa” có trụ sở đặt tại Sacramento. Tổ chức này nằm dưới sự điều hành của ông Andrew Từ làm Chủ Tịch, và hai Phó Chủ Tịch Nội Vụ là Rohim Abram, Musa Porome đảm trách Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ để liên hệ phần ngoại giao, ông Châu Văn Thụ làm Tổng Thư Ký, và ông Kevin Champa làm Thủ Quỷ.
Ngày 19 tháng 4 năm 2008
Ban Chấp Hành IOC tổ chức ra mắt sách Champaka số 7 ghi lại lịch sử của phong trào Fulro tại Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông, ở thành phố Westminster thuộc tiểu Bang California, USA, có sự tham gia của hai nhân vật vừa là hai nhân chứng của lịch sử thời Việt Nam Cộng Hòa, đó là cựu trung tá Nguyễn văn Nghiêm và Luật sư Đoàn văn Liêm. Đồng thời có sự tham gia của các nhà báo, đài truyền hình, truyền thanh hải ngoại giúp quảng bá phóng tin buổi ra mắt sách này. Buổi ra mắt sách có sự tham gia đông đảo của quan khách mới trên 100 người trong đó có nhiều cộng đồng người Việt đến tham dự.
Ngày 28 tháng 08 năm 2008
IOC-Campa tổ chức họp bàn về ngày kỷ niệm 20 năm IOC-CAMPA ra đời tai Hoa Ky với sự chủ trì buổi họp là ông Musa Porome, chủ Tịch IOC-Campa.
Ngày 27 tháng 12 năm 2008
kỷ niệm 20 năm ngày thành lập IOC-Campa được tổ chức tại hội trường Chinese Cultural Center, 9 Truman, Irvine, CA 92620. Chương trình có phần triển lảm các di vật cổ và những hình ảnh lưu giữ từ nhiều niên kỹ qua. Trong phần triển lãm này đặc biệt có 18 cuốn sách lịch sử với chử viết Chăm truyền thống do Ts. Po Dharma đưa từ Pháp qua.
Nhân ngày Kỷ niệm này, IOC cho ra mắt sách Champaka số 8, 9 và 10 do Trung Tâm Đông Dương của trường Đại Học Sorbonne bảo trợ phần in ấn. Trong buổi tổ chức có phần cơm trưa thân mặt khoản đãi quan khách gồm các món ăn đặc sản Champa. Có hơn 400 quan khách từ nhiều nơi đến tham dự trong đó có đại diện của 8 Hội đoàn thuộc cộng đồng người Kinh, nhiều đài phát thanh Radio Hoa Mai và VNCR và báo chí đến tham dự đông đảo. Buổi tổ chức được nhiều khán thính giả đánh gía là thành công khá cao.
Ngày19-04-2008
Tổ chức ra mắt sách lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa.
Cũng vào năm này, ông Musa Porome chủ xướng gửi kiến nghị lên Chính quyền nhà nước Việtnam yêu cầu giải quyết êm đẹp và đền bù cho 78 hộ thuộc dân oan người Chăm tại Plei Văn Lâm mà đất đai ruộng rẫy ở vùng đồng thẻ bị tịch thu. Kết quả 78 hộ dân này đã được chính quyền đền bù thoả đáng.
IOC tham gia diễn đàn LHQ
Ngày 15-11-2010
Lần đầu tiên IOC-Campa hướng dẫn một phái đoàn gồm 5 đại biểu trong đó có ông Tài Đại An, Musa Porome, Từ Công Nhượng, Từ Công Thu và Ts. Po Dharma, thêm vào đó có 8 người Chăm cùng đi để tháp tùng phái đoàn đến tham dự diễn đàn LHQ tại Thụy Sĩ về chủ đề “Kinh tế và đời sống của người dân thiểu số”.
Chủ Tịch IOC, ông Musa Porome được cơ quan LHQ cho phép đọc diễn văn 3 phút, và từ đó IOC có tên trong danh sách của LHQ và xứ mạng này đã trở thành một truyền thống đấu tranh mới mà IOC tiếp tục gửi phái đoàn đến tham dự diển đàn hàng năm.
Cũng vào năm này, IOC gửi kiến nghị lên chính quyền Hà Nội yêu cầu bảo vệ và giải quyết vấn đề nhóm côn đồ người Kinh đã giết chết một thanh niên người Chăm Plei Thành Tín. Kết quả chính quyền cho điều trà và giải quyết vấn đề êm đẹp.
Ngày 17/9/2011
Tổ chức ra mắt sách lịch sử và hội luận Champa lần 1 với chủ đề “dân tộc thiểu số Chăm tại Việt Nam”. Ngày ra mắt sách này có sự hiện diện của Phó Thị Trưởng thành phố San Jose là Bà Madison Nguyen cùng một số trí thức người Kinh đến tham gia diễn đàn.
Ngày 24-11-2011
Lần này IOC-Campa đề cử cô Julie Thi Underhill đại diện IOC đến tham dự diễn đàn LHQ về chủ đề “Vai trò của thiếu nữ thuộc các dân tộc thiểu số” và đưa ra 4 nguyện vọng của IOC sau đây:
1). Nhà nước Việt Nam phải đưa ra những giải pháp thiết thực hầu bồi thường một cách xứng đáng những đất đai thuộc về quyền sở hữu của chế độ mẫu hệ Chăm bị trưng dụng để làm tài sản quốc gia sau năm 1975.
2). Nhà nước Việt Nam nên hình thành một chính sách ưu tiên nhằm giúp phụ nữ Chăm có đủ phương tiện hầu giải quyết nạn nghèo đó, bệnh tật và công ăn việc làm của họ.
3). Nhà nước Việt Nam phải có giải pháp thiết thực để bảo vệ bản sắc văn hóa, ngôn ngữ chữ viết của dân tộc Chăm đang trên đà thoái hóa và chấp nhận cho dân tộc Chăm có quyền thực thi những lễ tục tín ngưỡng mang tính cách định kỳ đã ghi rỏ trong lịch truyền thống của dân tộc này.
4). Việt Nam là quốc gia đứng đầu về việc cải tổ nạn nghèo nhưng dân tộc Chăm vẫn còn sống dưới mức nghèo, không có đủ điều kiện đi học và cơ hội có được việc làm như dân tộc Kinh. Bởi vậy, Nhà Nước Việt Nam phải nên đưa chính sách dân tộc thiểu số lên hàng đầu để giải quyết những tệ nạn xã hội và vấn đề thiếu đất đai để canh tác và thiếu công ăn việc làm mà dân tộc Chăm đang gánh chịu hôm nay.
Cũng vào năm này, IOC đã gửi kiến nghị lền chính quyền Hà Nội yêu cầu cho di dời lò điện hạt nhận tại Ninh Thuận đến nới an toàn khác. Đồng thởi gửi kiến nghị lên T.T. Barack Obama của Hoa Kỳ yêu cầu cứu xét ngăn chặn một số công ty hợp tác cung cấp vật liệu xây dựng lò điện hạt nhân. Kết quả chính quyền Hà Nội cho ngưng xây dựng một thời gian để nghiên cứu tình hình.
Ngày 11-09-2012
IOC cùng góp lực với hội đoàn HĐPTVHX-CHAMPA tổ chức và tham gia hội luận Champa lần 2 về chủ đề “làm thế nào để dân tộc champa tồn tại trong thế kỷ 21.
Ngày 24-11-2012
Lần này IOC-Campa gửi ba đại biểu trong đó có Ts. Po Dharma, Kevin Champa và Phu nhân đến tham dự diễn đàn liên LHQ. Cũng vào năm này, một vụ giết một thanh niên sinh viên Chăm người Plei Phước Nhơn đã bị một công ty người Kinh lường gạt hứa hẹn nhận làm công nhân của công ty, nhưng sau khi nhận một số tiền hối lộ lớn, cuối cùng việc làm không có nhưng sinh viên này lại bị công ty đổ dầu thêu sống. IOC nhận được tin liền gửi kiến nghị lên chính quyền Hà Nội yêu cầu giải quyết vụ việc, thế nhưng không biết kết quả đi đến đâu, vì lí do gia đình của nạn nhân không muốn hợp tác và làm lớn chuyện.
Được HĐPTVHXH-Champa đề cử, ông Musa Porome hướng dẫn phái đoàn đại biểu Chăm gồm ba ông Musa Porome, Châu Thủ và Nại Thành Đơn đến dự đại hội liên đoàn để thành lập Hội đồng đấu tranh cho nhóm người thuộc dân tộc bản địa Việt Nam tại Greensboro, NC, sau đó ông Musa Porome được toàn thể đại biểu đề cử làm Phó chủ Tịch nội vụ kiêm ban tài chánh của tổ chức này.
Tháng 6-2013
Musa Porome được đề cử hướng dẫn phái đòan IOC-Campa đến Thủ Đô Washington DC hợp tác với tổ chức BP-SOS vận động cho nhân quyền ở VN. Cũng năm này, tổ chức HĐPTVHXH-Champa cử người đai diện tổ chức tháp tùng Hội Đồng Bản Địa đến Thủ Đô Washington DC gặp phái bộ ngoại giao và các nhà lảnh đạo chính trị Hoa Kỳ. lần này do ông Andrew Tu hướng dẫn đại biểu Chăm trao kiến nghị yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ quan tâm đến số phận và đời sống nghèo khó của các dân tộc bản địa tại Việtnam.
Ngày 24/11/2013
IOC-Campa đề cử ba thiếu nữ Chăm trong đó có Cô Khaleelah Porome, Azizah Ahmath, và Julie Thi Underhill đại diện IOC đến tham dự diễn đàn LHQ về chủ đề: “Quyền Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng của các Dân Tộc Thiểu Số”.
Ba thiếu nữ Chăm đại diện Văn phòng IOC-Campa gửi lên LHQ yêu cầu chính quyền Việt Nam có những chính sách thiết thực nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của dân tộc Chăm, trong đó có 7 yêu cầu:
1). Cho phép dân tộc Chăm có quyền tự quyết và tự quản mọi hệ thống tổ chức văn hoá và tôn giáo và quyền phát triển tôn giáo với đà tiến hoá xã hội.
2). Cho phép dân tộc Chăm quyền tự do tín ngưỡng đúng với truyền thống của họ và quyền phát triển tín ngưỡng tôn giáo theo phong tục tập quán của họ.
3). Chấm dứt mọi chính sách nhằm biến đền tháp thiêng liêng Champa thành trung tâm du lịch thương mại để thu hoạch lợi nhuận. Chính sách này đã làm đảo lộn hệ thống tâm linh và nơi thờ phương thiêng liêng của người Chăm. Vì rằng, đền tháp Chăm là di sản sản văn hóa chung của Việt Nam nhưng là nơi thờ phượng thiêng liêng của dân bản địa Chăm.
4). Cho phép dân tộc Chăm xây cất chùa chiền để đáp ứng với sự phát triển dân số.
5). Chính quyền Việt Nam phải “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và thờ phượng của dân tộc ít người” được ghi rỏ trong Hiến Pháp.
6). Chính quyền Việt Nam nên có những chính sách rõ ràng nhằm ngăn chận sự kỳ thị tôn giáo, nâng cao sự hoà đồng giữa các tín ngưỡng trong nước.
7). Huỷ bỏ dự án lò hạt nhân Ninh Thuận vì khói phóng xạ là mối đe doạ trực tiếp đến sự sống còn của người Chăm.
Năm 2014
Đề cử một phái đoàn đại diện IOC-Campa đến tham dự ngày vận động cho nhân quyền VN tại Thủ Đô Washington DC. Cùng năm này, IOC còn tổ chức ra mắt sách lịch sử Champa của Ts. Lafont và tổ chức hội luận vể đề tài liên quan đến dân tộc bản địa tại VN, trong đó có sự góp mặt của đai diện người Khmer Krom nam bộ, đại diện người Thượng du Tây nguyên trung phân, và nhiều học giả người Kinh.
Vì phải lo chuẩn bị tổ chức đại hội thanh niên Champa năm 2015, lần này IOC- Campa không đủ khả năng gửi đại biểu đến tham dự diễn đàn LHQ, nhưng đã gửi kiến nghị lên chính quyền Hà Nội để yêu cầu Viêt Nam phải thừa nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa và yêu cầu chính quyền Hà Nội phải thực thi đúng theo hiến chương của LHQ liên quan đến quyền của các dân tộc bản địa mà chính quyền Hà Nội là một quốc gia có ký trong hiến chương này vào năm 2007.
2015 IOC-Champa và đại hội thanh niên Champa thế giới
Chủ Tịch IOC là Musa Porome đã đứng ra điều đình với một số anh em thanh nữ Chăm có huyết thống với dân tộc để yêu cầu họ đứng ra tổ chức Đại Hội Thanh Niên Champa thế giới tại đại học UC-Davis, California. Qua một năm đàm phán, một tổ chức được thành hình và ông Musa Porome bàn giao mọi việc tổ chức cho họ tự tổ chức lấy với sự hướng dẫn của Từ Công Nhượng là Tổng Thư Ký của IOC-Campa. Kết quả của đại hội đã được báo chí đánh giá cao và thành công lớn.
Song song với tổ chức trên, IOC-Campa còn gửi một đoàn vũ dân tộc Chăm đến trình diễn tại hí viện Kenedy, một hội trường nỗi tiếng nhất Hoa Kỳ mà bất cứ một tài tử diên viên nào cũng ước muốn có được dịp diễn tại đây. Tưởng cũng cần nên biết, cùng tháp tùng đoàn vũ còn có một số đông anh em thành viên IOC đến tham dự ngày vận động cho nhân quyền Việt Nam tại thủ đô Washington DC.
Cũng vào năm này, ông Musa Porome đã được đề cử đại diện hội đoàn HĐPTVHXH-Champa đến tháp tùng phái đoàn của Hội Đồng Bản Địa đến thủ đô Washington DC gặp phái bộ ngoại giao Mỹ và các vị chính khách đại diện cao uỷ LHQ về nhân quyền và các vị lảnh đạo trong quốc hội Hoa Kỳ liên tục 5 ngày. Tại đây, mỗi đại diện của nhóm dân tộc bản địa được trình bầy về hoàn cảnh và đòi hỏi cũng như yêu cầu của họ lên chính quyền Hoa Kỳ giúp đở nhân chương trình TPP đang xúc tiến tại vùng Á Châu Thái Bình Dương.
Ngoải yêu cầu đó, Tổ chức CIP-TVN yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ dùng áp lực đòi hỏi chính quyền Hà Nội phải thừa nhận ba dân tộc Champa, Tây Nguyên, và Khmer Krom là dân bản địa. Ngoải ra, phái đoàn còn yêu cầu văn phòng bộ ngoại giao Hoa Kỳ cứu xét cho tổ chức của Hội Đồng Bản Địa được vào danh sách phái đoàn tháp tùng T.T Obama công du Việtnam vào tháng 11 năm 2015 này. Nhân đây, đại diện của nhóm Tây Nguyên đã trao danh sách những người Tây Nguyên vượt biên qua Cambốt gần đây để yêu cầu giúp giải quyết cho họ được định cư tại các nước tự do trên thế giới. Riêng đại diện Chăm là ông Musa Porome đã phúc trình lên phái bộ ngoại giao Mỹ và đại diên cơ quan LHQ yêu cầu họ giúp đỡ kêu gọi bộ Văn Hoá và Đào Tạo Việt Nam cho phục hồi tên gọi của Trường Trung Học Po Klong củ tại Ninh Thuận. Vì tên gọi của trường là nhằm mục tiêu bảo tôn văn hoá truyền thống dân tộc Champa chứ không mang tính chính trị.
Song song với những yêu cầu trên, IOC-Campa còn gửi kiến nghị lên chính quyền Hà Nội yêu cầu cho phục hồi tên Trường Trung Học Po Klong. Kết quả chưa được biết nhưng với nhiều hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ không phụ lòng mà cứu xét cho phục hồi lại tên trường Po Klong.
26-12-2015: Ngày hội ngộ cuối năm của IOC-Champa và bầu BCH mới
IOC đã gửi thư mời đến toàn thể các hội đoàn Chăm khác đến tham dự chung vui cùng tổ chức IOC, nhưng IOC không nhận được sự ưu ái đó mà chỉ nhận được sự chiếu cố từ các anh chị em hội viên, cảm tình viên, và các vị đại diện trong tổ chức Hội Đồng Phát Triển Văn Hoá Và Xã Hội Champa trong đó có ông Andrew Tu, Nại Thành Đơn cùng Phu nhân là Dương Chi Mai, và ông Châu Văn Thụ.
Cuộc hội ngộ có khoảng 50 người tham dự và xãy ra trong bầu không khi vui vẻ. Ban chấp hành mới của IOC cũng được các thành viên bầu chọn với kết quả:
1. Chủ Tịch: Ông Kevin Champa
2. Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Ông Nại Thành Đơn
3. Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ông Rohim Abram
4. Tổng Thư Ký: Ông Sean Tu
5. Phó Tổng Thư Ký: Cô Regina Kiều
6. Thủ quỷ: Ông Kiều Đại Vinh
7. Phó Thủ Quỷ: Ông Đàng Reo
Xem thêm Những thành tích đấu tranh của IOC-Champa >>