Buổi Hội Luận Nhân Ngày Kỷ Niệm Ba Mươi Năm Thành Lập Hội IOC-Champa
Bản Tường Trình (Tóm tắt)
Buổi Hội Luận nhân ngày kỷ niệm ba mươi năm thành lập Hội IOC-Champa
Ngày 24 tháng 11 năm 2018 tại Orange County, California, USA
Chủ đề buổi hội luận:
Phương pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ trong di sản văn hóa Chăm
Nhằm mục đích nhắc nhở con cháu xác định nguồn gốc của mình, “cây có cội nước có nguồn”,
“ aia nduec di kraong hu halau, cek hu batau, kayau hu agha”
Đồng thời, nhớ đến công lao ông bà tổ tiên đã gầy dựng nên giang sơn gấm vóc Chăm
“Thei bek banek kuec kraong, thei anâh ribaong pa-ndap dhaong kanu
Thei jah glai rok hamu, hu ka bingu cak throh li-nguw”
Chủ đề này phân ra bốn dề tài nhỏ như sau:
- Nguyên tắc cấu tạo nên loại chữ Rumi (La tinh) Làm thế nào để mọi người dễ học và hiểu
- Cách tốt nhất để truyền dạy chữ Chăm cho giới trẻ.
- Phương pháp nào để tập trung và lưu trữ di sản phi vật thể (intangible) và đề nghị cách quản lý hợp lý nhất đối với các lọai di sản vật thể (tangible)
- Thể loại dân ca và nhạc cụ Chăm, Phương cách gìn giữ và phát huy
- Bảo tồn ngôn ngữ Chăm bằng Phương pháp thông tin công nghệ
Từ trái: Cựu dân biểu Lưu Q. Sang, Thành P. Bá, Hassan Poklaun, Tài Đ. An, Kiề Đ. Thọ, và Gs. Ts. Văn Ngọc Sáng
Đề tài 1 do Ông Hasan Poklaun (Từ công Thu), tốt nghiệp ban Đốc sự học viện Quốc Gia Hành Chánh (QGHC), cựu công chức phục vụ hơn 10 năm cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Ông qua định cư tại Hoa kỳ từ năm 1982, có nhìêu công lao đóng góp cho dân tộc Chăm, là sáng lập viên Hội IOC, cựu Chủ tịch, chủ tịch danh dự IOC. Hiện nay, ông cũng còn đảm nhiệm vai trò thành viên trong Ban Quản trị hội.
Ngoài những sáng tác liên quan đến tôn giáo Islam, Ông có nhiều bài vở rất có lợi ích cho người Chăm như cuốn văn phạm Chăm, đáng kể nhất, dịch kinh Quran ra chữ Chăm.
Ông rất tâm đắc câu nói:” bahasa daok , bangsa daok”, có nghĩa, ngôn ngữ còn thì dân tộc còn
Bên cạnh akhar syarak,, yok, atuel, rik, akhar thrah là loại chữ đang sử dụng. Ông cũng khuyến khích chúng ta nên Latinh hóa chữ Chăm ( akhar thrah), Nhưng, để cho mọi người trên thế giới đều học và đọc được , chúng ta phải giữ đúng nguyên tắc phiên ngữ chứ không sử dụng theo phiên âm ,” wak tuei akhar wak, oh wak tuei panuec ndem” , “transliterate no phonetic symbol”
Xem cuốn sách Grammar of the Cam Language xuất ban năm 2015.
Đề tài 2 do ông Lưu quang Sang đảm trách. Ông Sang là cựu giáo sư xuất thân từ trường Lysé Yersin, là cựu hiệu trưởng trường trung học nội trú Po Klong, Phanrang, là cựu dân biểu (people representative) của VNCH.
Ông là sáng lập viên hội Truyền thống văn hóa Chăm (TTVHC) tại Sacramento và hiện là cố vấn của hội TTVHC.
Ông đã có nhiều đóng góp cho thế hệ Chăm qua truyền dạy và quảng bá chữ Chăm.
“Krâm taha, rabung tamuh”, tre tàn thì măng mọc. Đó là định luật tự nhiên của tạo hóa. Cho nên, đối tương của chúng ta hôm nay là truyền dạy cho lớp trẻ hiểu và gìn giữ tiếng mẹ đẻ
Phương cách tốt nhất để dạy chữ Chăm, trước hết nên thống nhất học theo lối phiên ngữ tiêu chuẩn của trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaise d’Extreme Orient).
Theo ông cách tốt nhất để truyền bá chữ Chăm, học mỗi ngày một ít (khoản 4 từ rồi truyền dạy cho người khác ngay) Mặt khác, vui để học, tập ca nhữ bài ca tiếng Chăm. Sọan những cuốn sách tập đọc nhỏ dễ học dễ nhớ.
Ông cũng cho biết hiện nay tại Sacramento đã có một ngôi nhà tập thể dùng làm nơi tập trung bà con vào cuối tuần, cùng nhau vui học và trao đổi, bổ sung cho cách học tiếng Chăm tốt nhất.
Đề tài 3 : Ông Thành phú Bá nói chuyện về Phương pháp nào để tập trung và lưu trữ tài liệu viết tay (manuscript) và đề nghị cách quản lý hợp lý nhất đối với các lọai di sản vật thể (tangible). Ông Thành Phú Bá là Giáo sư, cựu hiệu trưởng trường trung hoc nội trú Po Klong. Ông là nhân sĩ có rất nhiều đóng góp trong việc sọan thảo và giáo dục học sinh Chăm.
Từ khi qua Mỹ, ông tham gia rất đắc lực trong nhiều hội đòan Chăm hải ngọai, ông chủ trương không phân biệt bất cứ tôn giáo, địa phương hay hội đoàn nào. Nơi nào có sinh hoạt mang màu sắc dân tộc Chăm là ông đến tham gia.
“Sakarai deng di tada urang jak” hoặc “Sakarai asit nde baoh bei, si brei huec di abih”
Đa số tài liệu viết tay (manuscript) nằm rất kỷ trong tay những vị chức sắc. Di sản quý báu này có thể bị mai một vì con cháu sau này của họ sẽ không quan tâm gìn giữ. Do đó chúng ta ngay bây giờ phải có kế họach đào tạo một đội ngủ chuyên viên vừa có khả năng chuyên môn, vừa biết tác động tâm lý xã giao để thu thập và tập trung lưu trữ một cách khoa học.
Đồng thời, đề nghị mở rộng tầm hoạt động của Trung Tâm Văn Hóa Chăm Phanrang nhằm đào tạo giáo viên dạy chữ Chăm, vừa cung cấp những nguời am hiểu về tập tục, cho tất cả những đền tháp để việc quản lý theo đúng phong cách nghi lễ của người Chăm.
Ngòai việc học chữ Chăm bằng tiếng Latinh tại trường lớp và qua phương tiện truyền thông hiên đại, ông còn khuyến khích ở nhà cha mẹ phải nói tiếng Chăm với con cháu bởi vì “sap ndem anâk mânuis mai dahlau di akhar tapuk” và “sap Chăm daok, pajaih Chăm daok”.
Đề tài 4: Ông Kiều đại Thọ là nhân sĩ, trí thức Chăm. Trước năm 1975, Ông là cựu viên chức phục vụ trong ngành CSĐB, ông có nhiều biệt tài về nghệ thuật và thể thao, ông có thể làm và sử dụng thành thạo một vài nhạc cụ như sáo, saranai, đàn bầu…Ông cũng có nhiều đóng góp trong văn học nghê thuật soạn thảo sách “ Mâgru akhar Chăm” sáng tác và dịch lời một số dân ca Chăm.
Trong những tác phẩm này chúng ta có thể tìm thấy một số câu cách ngôn nhiều ý nghĩa , patauw adat, chẳng hạn như: “dahlaw bac adat, hadei bac akhar” hoặc “daok asit tarieng bac, praong mai hu janeng kar”
Bên cạnh những công trình tiêu biểu như nghệ thuật múa Chăm, , lễ hội rija nâgar… của một số học giả, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến các luận văn thạc sĩ và tiến sĩ của các sinh viên của khoa nhân và văn học dân tộc Chăm. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm qua các tài liệu này.
Về lãnh vực này, ông khuyến khích nên đào tạo thêm những nghệ nhân sử dụng các loại nhạc cụ sẵn có, đồng thời làm phong phú các bài dân ca và điệu múa truyền thống Chăm bằng tổ chức nhiều buổi ca múa nhạc có phần thưởng thi đua giữa các hội đoàn và các làng Chăm trong khu vực hoặc cấp nhà nước.
Ông cũng mang nặng tâm tư hoài vọng, “Mayah lac cek gileh kraong kadar, min bimong Chăm jang hadah danuh yau krung.”
Đề tài 5: do tiến sĩ Văn Ngọc Sáng trình bày về xử dụng phương tiện công nghệ thông tin để bảo tồn ngôn ngữ trong di sản văn hóa Chăm.
TS Văn Ngọc Sáng là người sinh ra từ một làng Chăm có tên thật đẹp Mỹ Mị, phiên âm từ tiếng nguyên gốc, “palei aia miamih”.
Ông lấy bằng Thạc sĩ tại Thailand, tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại Malaysia về công nghệ thông tin. Hiện ông là giảng sư chính thức tại trừơng Đại học Tây Nguyên, Daklak, Việt nam. Hôm nay ông bày tỏ rất vui mừng và hạnh phúc vì đã chứng kiến tận mắt bà con thân yêu tại hải ngọai đã thực sự quan tâm và có trách nhiệm trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ và di sản văn hóa Chăm cho nên ông rất lý thú và say sưa trình bày bằng cách chiếu trên màn hình lớn thật tỉ mỉ về cách thiết kế chuyển ngữ qua máy vi tính và phôn tay (Smart phone). Bà con khán giả, nhất là giới trẻ lấy làm thích thú vì bằng công nghệ hiện đại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc trao đổi, quảng bá cũng như giáo dục cữ Chăm có nhiều hiệu quả.
Ông hứa, sau này sẽ chuyển kỹ năng này qua iphone một cách hòan hảo hơn và sẵn sàng hướng dẫn cách xữ dụng kỹ nghệ tin học này, nếu có người nào hoặc hội đòan nào cần đến.
Chân thành cảm ơn thật nhiều về sự có mặt và công trình nghiên cứu đầy ý nghĩa này.
Người nào muốn tìm hiểu thêm xin vào trang www.kautha.org/chamkey
Kết luận
Bảo tồn ngôn ngữ trong di sản văn hóa Chăm với tinh thần “ôn cố tri tân” căn cứ trên cơ sở chữ viết nguyên gốc “akhar thrah” để chuyển ngữ thành tiếng Latinh. Để mọi người trên thế giới đều đọc và hiểu được thì phải thống nhất một lối chuyển ngữ (transliterate).
Muốn thực hiện tốt mục tiêu này, chúng ta phải cần đào tạo một đội ngũ chuyên môn đặc trách về ngôn ngữ và di sản văn hóa Chăm có nhiệm vụ:
- Bổ sung, hòan chỉnh lối chuyển ngữ thống nhất
- Tập trung và lưu trữ tài liệu viết tay (manuscripts)
- Mở các lớp học chữ Chăm Latinh
- Mở lớp sử dụng nhạc cụ và múa Chăm và các buổi thi ca múa nhạc dân ca Chăm định kỳ
- Cung cấp những người có am hiểu về phong tục tập quán cho việc quản lý các đền tháp.
Ngòai ra, khuyến khích các bậc ông bà cha mẹ nên tập con em nói tiêng Chăm tại nhà.
Buổi hội luận kết thúc trong tinh thần vui tươi và quyết tâm cao “nhà nhà nói tiếng Chăm, người học chữ Chăm”.
Điều hợp Hội luận,
Tài Đại An